Nagasaki – 70 Năm Từ Ngày Ấy

Nagasaki – 70 Năm Từ Ngày Ấy, là chương trình đặc biệt của đài NHK, để tưởng nhớ các nạn nhân đã bỏ mình trước và sau vụ ném bom nguyên tử vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Ghi lại những hồi ức của các nạn nhân nguyên tử còn sống sót đến hôm nay, và những hoạt động hòa bình chống bom nguyên tử của người Nhật.

5 thành phố được chọn làm mục tiêu chính để ném bom nguyên tử là Kokura, Hiroshima, Yokohama, Niigata và Kyoto.

Sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima vào ngày 6/8/1945, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, “nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất”.


Đám mây nguyên tử trên thành phố Nagashaki

Nagasaki – 70 Năm Từ Ngày Ấy

Mục Địa Danh

Ngày 8/8/1945, những truyền đơn được thả từ trên không, những cảnh báo phát tới Nhật Bản từ Đài phát thanh trên đảo Saipan. Riêng khu vực Nagasaki đã không nhận được những truyền đơn này, dù chiến dịch rải truyền đơn trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu trước đó cả tháng.

Kế hoạch ném quả bom nguyên tử thứ hai lên thành phố Kokura là ngày 11/8/1945, nhưng được thực hiện sớm hơn hai ngày để tránh năm ngày thời tiết xấu bắt đầu từ ngày 10/8, theo dự báo thời tiết.


Phi hành đoàn Bockscar nhận chiếc B29 mới xuất xưởng, chưa sơn ký hiệu – Phi hành đoàn và chiếc oanh tạc cơ định mệnh của Nagashaki

3:49 sáng ngày 9/8/1945, oanh tạc cơ B29 Bockscar, với phi hành đoàn do Đại tá Charles W. Sweeney chỉ hủy, mang theo quả bom nguyên tử Fat Man cất cánh trực chỉ đến mục tiêu chính là thành phố Kokura, mục tiêu phụ là thành phố Nagasaki. Phi vụ được lên kế hoạch gần giống như phi vụ ném bom Hiroshima, với hai chiếc B29 bay trước đó một giờ để kiểm tra thời tiết và hai chiếc bay cùng để hổ trợ và chụp ảnh.


Chiếc B29 Bockscar

Trước chuyến bay, Đại tá Sweeney được thông báo là không thể bơm 2.400 lít nhiên liệu vào bình xăng phụ vì máy bơm bị hư. Mất mấy giờ để thay máy bơm; nếu chuyển Fat Man sang máy bay khác cũng mất nhiều thời gian mà còn nguy hiểm vì quả bom nguyên tử đã gắn ngòi nổ. Đã 30 phút trễ kế hoạch, Đại tá Sweeney quyết định tiếp tục phi vụ.


Fat Man

Bockscar cùng chiếc B29 The Great Artistebay bay đến thành phố Kokura cách đó 30 phút phi hành. 70% bầu trời Kokura bao phủ bởi mây mù, khói than đen từ nhà máy thép Yawata và khói bay sang từ đám cháy khổng lồ vì trận ném bom lửa do 224 chiếc B29 thực hiện, ở thành phố Yahata vào ngày trước đó. Sau 50 phút bay ba vòng trên bầu trời thành phố nhưng vẫn không chấm được mục tiêu ném bom; nhiên liệu gần cạn và đạn phòng không càng lúc càng thêm dày đặc. Thêm vào đó, thiếu úy Jacob Beser bắt được sóng liên lạc của quân đội Nhật, cho biết tiêm kích đang bay đến ngăn chặn. Đại tá Charles W. Sweeney quyết định bay đến mục tiêu phụ, thành phố Nagasaki.


Đại tá Charles W. Sweeney (ngồi) cùng các chuyên viên mặt đất của Bockscar

Vào lúc 7:50, giờ Nhật Bản, còi báo động vang lên ở Nagasaki, nhưng sau đó lệnh “báo yên” được đưa ra vào lúc 8:30, khi chỉ thấy hai chiếc B-29 bay đến. Người Nhật cho rằng, đó chỉ là những máy bay do thám và không cần phát lệnh báo động nữa.


Hình chụp từ B29 The Great Artistebay

Lúc 11:01, qua một khoảng trống trên bầu trời thành phố Nagashaki, Đại úy Kermit Beahan thấy được mục tiêu đã định. Quả bom Fat Man, với lõi chứa khoảng 6,4 kg Plutonium đã được thả xuống ở tọa độ 32.77372°B 129.86325°Đ. Sau 47 giây rơi tự do, quả bom phát nổ ở độ cao 503 mét, phía trên sân tennis nằm giữa nhà máy thép/thủy lôi Mitsubishi và kho đạn Nagasaki.


Bảng hình mũi tên đánh dấu vị trí Fat Man nổ

Vụ nổ có sức mạnh tương đương 21 ngàn tấn chất nổ TNT, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871°C, với sức gió khoảng 1.005 km/giờ. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam.


Ground Zero – Điểm bom nổ trước và sau

Thành phố Nagashaki có 200.000 cư dân. Theo tính toán, khoảng 75.000 người chết ngay lập tức và 60.000 người khác bị thương và chết dần mòn. Không biết được bao nhiêu người người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.


Vùng trắng – Điểm nổ

Những người may mắn sống sót sau vụ nổ

Cánh cổng linh thiêng

Bức tượng Phật là những gì còn sót lại của ngôi chùa

Không có gì có thể sống sót ở vùng trung tâm

Một binh sĩ Mỹ nhìn cảnh hoang tàn của Nagashaki ngay sau chiến tranh

Nhiệt độ cao làm các chai thủy tinh dính vào nhau

Ánh sáng và nhiệt độ cao khủng khiếp đã in bóng cầu thang và người lên bức tường gổ

Những phần cơ thể hướng về phía ánh sáng nguyên tử bị thiêu cháy

Những phần cơ thể hướng về phía ánh sáng nguyên tử bị thiêu cháy

Nhiệt độ cao thiêu đốt nạn nhân thành than

Nhiệt độ cao thiêu đốt nạn nhân thành than

Những người nám đen, phỏng rộp, không thể phân biệt nam hay nữ

Phía trên là những gì còn sót lại của chiếc xe điện trên đường ray. Hành khách bị hất xuống cống nước bên dưới

Nạn nhân đang được điều trị

Nạn nhân đang được chửa trị tại trường tiểu học Kozen

Ông Sumiteru Taniguchi, sinh năm 1929, cầm tấm hình chụp khi ông là cậu bé bị bỏng nặng, 6 tháng sau vụ ném bom Nagashaki

Ông Sumiteru Taniguchi

Bình luận về bài viết này