Họa sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 4)


Thụy Khuê

  • Sau Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, sau khi Nhân Văn bị đóng cửa thì tình hình sinh hoạt của bác như thế nào? Bác đã làm gì để sinh sống và có nhận được trợ cấp gì không?

Trần Duy: Sau thời kỳ Nhân Văn thì tôi cũng khổ sở vì con cái, vợ con, cũng có những mâu thuẫn trong gia đình và khi đó tôi thấy trước mắt tôi, ví dụ anh Văn Cao thì buồn đi uống rượu, anh Đặng Đình Hưng buồn, uống rượu, Trần Dần buồn, đi uống rượu, Phùng Quán, trẻ con như thế mà cũng uống rượu, thì tôi cũng sợ. Bây giờ mình không tìm ra được một lối đi, thì phải có một cái dung hòa, vì thế tôi viết thư cho anh Đồng, tôi bảo tình hình như thế, tôi không được vẽ mà không biết vẽ như thế nào. Ông Đồng có viết vào đơn của tôi, gửi về cho ban Tuyên Giáo. Một hôm, tôi được ông Võ Hồng Cương, trưởng ban Tuyên Giáo của Bộ hay gì đó, anh ấy ở Lý Thường Kiệt, gọi tôi đến. Tôi đến, thì anh ấy nằm trên võng, biết tôi đến cũng không ngồi dậy chào, vẫn nằm, hỏi tôi rằng: “Ai cho cậu viết đơn lên Phủ Thủ Tướng?” Tôi bảo: “Chẳng ai cho phép tôi cả, đấy là vấn đề tôi kêu, vì tôi không được làm việc, không được sinh hoạt, hiện nay tôi không có một trợ cấp gì cả thì tôi viết thư hỏi thủ tướng rằng tình hình của tôi là gì, chứ tôi không có tư tình gì với Thủ tướng cả, tôi có viết thư nói là tình hình hiện nay của tôi rất khổ cực, tôi là họa sĩ, tôi theo đảng như thế, tôi đánh trường bay Gia Lâm như thế… mà hiện nay tình hình không ra sao cả.” Tiếp tục đọc

Họa sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 3)


Thụy Khê

  • Nội bộ báo Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, trên báo Nhân Văn có một số tên viết tắt không biết là ai, ví dụ như bác, ngoài tên Trần Duy và Y Du, bác còn ký những bút hiệu nào khác nữa?

Trần Duy: TD này, Trần Duy này, chỉ có ba tên đó thôi, tranh tôi vẽ vẫn đề là TD.

Thụy Khuê: Còn người ký Trần Y Du là ai?

Trần Duy: Cũng là tôi.

Thụy Khuê: Pha Y là ai?

Trần Duy: Là Phái. Phái có vẽ mấy bức tranh chụp mũ hay gì đó> Tiếp tục đọc

Hoạ sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 2)


Thụy Khuê

  • Làm thư ký toà soạn báo Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, xin bác nhắc lại việc bác quen cụ Phan Khôi trong lớp Chỉnh huấn ở Việt Bắc như thế nào?.

Trần Duy: Khi ở Huế tôi nghe tiếng ông Phan Khôi, nhưng đến khi vào học lớp chỉnh huấn thì tôi mới biết ông Phan Khôi. Lớp đó là lớp đầu tiên. Tôi có biết lớp đó đâu. Sở dĩ tôi học lớp đó, một phần là do anh Tô Ngọc Vân giới thiệu. Anh Vân viết cho tôi một cái thư bảo: Anh có tranh hay không để dự triển lãm và có lớp học, anh nhớ liên lạc với Tổng Bộ Việt Minh, về học cho vui. Vì đi học cho nên tôi mới biết ông Phan Khôi, người ta xếp tôi cùng tổ của ông Phan Khôi. Tôi còn nhớ tôi vào tổ đó cùng với Đào Duy Dếnh là Đào Phan với Nguyễn Tử Nghiêm và mấy người nữa. Đó là lần đầu tiên tôi biết và tiếp xúc với ông Phan Khôi. Qua trình bày lý lịch, ông Phan Khôi bảo: “Ủa, thế gia đình nhà anh là dòng Thọ Xuân Hương với lại Gia Hưng à?” Tôi bảo: “Vâng, Gia Hưng là bên bà cố tôi”. Ông hỏi: “Nhà anh thuộc dòng Minh Mạng hay Thiệu Trị?” Tôi bảo: “Chính thuộc về Thiệu Trị đấy ạ”. Ông và tôi nói chuyện, và qua câu chuyện ông làm quen với tôi, do đó ông thân với tôi và tôi thấy ông yêu tôi, tôi cũng quý ông. Tiếp tục đọc

Hoạ sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 1)


Thụy Khuê

Từ khi phong trào NVGP bị dập tắt đến ngày nay, họa sĩ Trần Duy, cựu thư ký tòa soạn báo Nhân Văn, không lên tiếng. Ở tuổi 88, ông nhìn lại đời mình, và chúng tôi thành thực cảm ơn ông đã có nhã ý dành cho thính giả RFI nghe những phát biểu đầu tiên của ông sau nửa thế kỷ im lặng. Những phát biểu của ông sẽ soi sáng thêm một số vấn đề nữa về báo Nhân Văn, và như thế chúng ta tạm coi là đã có một hồ sơ tương đối đầy đủ về hành trình NVGP qua tiếng nói của những người trong cuộc. Tiếp tục đọc

Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm

Trong chúng ta, có thể có những đánh giá khác nhau về cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên, chúng ta có chung một điểm, đó là nhu cầu tìm hiểu sự thật về những gì đã xảy ra trong dòng lịch sử dân tộc.

Mời nghe cuộc phỏng vấn, do Lê Quỳnh của đài BBC thực hiện, với Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A Lifetime In The Eye Of The Storm. Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn bản lần hai năm 2015. Tiếp tục đọc

Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy


Huy Phương

Chủ nhật, 27 tháng 1, Phạm Duy, nhạc sĩ được nhiều thế hệ người Việt mến mộ, đã qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm bệnh viện, thọ 92 tuổi.

Từ Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang Minnesota Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, người có nhiều bài được Phạm Duy phổ nhạc; trong đó có Tiễn Em, Mùa Thu Paris…nhớ lại thời gian trước 1975:

“Khi còn ở Việt Nam tôi có nhiều sinh hoạt văn nghệ với anh Phạm Duy, và nhất là chiều chiều chúng tôi hay ngồi ở La Pagode, nơi tụ tập của văn nghệ sĩ, chính trị gia, doanh nhân Việt Nam Cộng Hòa.” Tiếp tục đọc

Áo choàng truyền thống Attushi của người Ainu


Ngọc Hằng – Thanh Hà

Attushi là áo choàng truyền thống của người Ainu bản xứ ở miền Bắc Nhật Bản. Bảo tàng Quốc gia Tokyo hiện đang giữ bộ sưu tập những chiếc áo attushi thu thập được trong thế kỷ 19. Trước đây, người Ainu giao thương trên phạm vi rộng, từ Hokkaido đến vùng Viễn Đông của Nga và phát triển một nền văn hoá bản sắc riêng. Attushi, y phục được sử dụng hàng ngày cũng như trong những dịp đặc biệt, là biểu tượng điển hình cho văn hoá Ainu. Vải áo làm từ sợi gỗ. Áo có hình dáng giống kimono của Nhật Bản và bắt mắt với hoa văn Ainu uốn lượn được thêu trên những đường viền xanh thẫm. Áo chủ yếu do phụ nữ làm bằng tay, từ xe chỉ, đến dệt và thêu. Hiện nay, ý thức bảo tồn văn hoá Ainu ngày càng tăng và những người phụ nữ vẫn tiếp tục làm áo attushi theo cách truyền thống. Tiếp tục đọc

Con đường tư tưởng của Trương Tửu và nhóm Hàn Thuyên


Thụy Khuê

Trước khi tìm hiểu con đường tư tưởng của Trương Tửu và nhóm Hàn Thuyên, chúng ta cần phải nhìn lại giai đoạn văn học mà nhóm này đã xuất hiện và đã có những đóng góp đáng kể, đó là giai đoạn 1940-1945.

Giai đoạn văn học 1940-1945, trước khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ và trải dài trong thế giới đại chiến thứ hai, là một giai đoạn phong phú của văn học tiền chiến. Nhưng vì lý do chính trị, những nhà nghiên cứu miền Bắc đã hầu như không nhắc đến, không muốn nhìn nhận, hoặc không muốn tìm hiểu sâu xa về giai đoạn này. Tiếp tục đọc

Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ qua cái nhìn duy vật biện chứng của Trương Tửu


Thụy Khuê

Trong tác phẩm Nguyễn Du và Truyện Kiều in năm 1942, ấn tượng sâu đậm nhất mà Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa để lại là sự đả phá quan niệm vĩ nhân, anh hùng và phê phán lòng tự tôn dân tộc. Tư tưởng này đã được ông hoà trộn trong lối tích phân, tổng hợp chặt chẽ những dẫn chứng và biện luận khoa học.

Để tìm hiểu con người Nguyễn Du, trước hết Nguyễn Bách Khoa đi từ khái niệm sinh vật học duy vật của Darwin về thuyết di truyền để giải thích dòng giống Nguyễn Du, rồi ông vận dụng triết thuyết phân tâm của Freud về phần nổi của hữu thức và phần chìm của tiềm thức, để phân tích tâm lý Nguyễn Du và sau cùng ông bước sang quan điểm đấu tranh giai cấp và bình thường hoá vĩ nhân anh hùng của Karl Marx, để xem Nguyễn Du như một thành quả của kinh tế xã hội, lịch sử, có thể khảo sát như một người bình thường với những ưu điểm và nhược điểm. Tiếp tục đọc

Phương pháp phê bình duy vật biện chứng của Trương Tửu


Thụy Khuê

Trương Tửu là một nhà văn, nhà tư tưởng của phái nghèo. Trong tiểu thuyết cũng như trong phê bình, ông luôn luôn bênh vực giai cấp vô sản, khuynh hướng ấy đã gặp ở triết học Karl Marx những mẫu số chung cần thiết, đặc biệt cho việc phê bình văn học. Sự tiếp cận triết học Mác-xít và tìm thấy ở đó một đường lối mới cho phê bình không chỉ có ở Trương Tửu mà một số người cùng thời với ông như Tam Ích, cũng thừa nhận, khoảng năm 1936, đã tiếp xúc với chủ nghiã này :«Trong các sách Mác-xít, tôi để ý đến biện chứng pháp duy vật nhiều nhất, là vì tôi cần biết để để dùng làm phương pháp phê bình» (trích thư trả lời Nguyễn Văn Trung về câu hỏi « Tiếp cận đầu tiên với Mác-xít và Cộng sản »). Tiếp tục đọc

Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa – Thân Thế và Sự Nghiệp


Thụy Khuê

Là một trong những nhà lý luận phê bình tài ba nhất của thế hệ tiền chiến : Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa mất tại Hà Nội một ngày cuối đông, cách đây chín năm trong sự lãng quên của mọi người. Ông là một trong những nhà phê bình tiên phong đã đưa phê bình Việt Nam vào thời hiện đại. Trương Tửu viết trước Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan, nhưng nếu cách viết của Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan còn nằm trong đường lối phê bình của thế kỷ XIX, thì Trương Tửu đã vận dụng phương pháp phê bình thế kỷ XX. Và đó là một bước tiến quan trọng trong phê bình văn học. Tiếp tục đọc

Tìm Hiểu Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Vu Lan

Tục đốt vàng mã, dù trái với triết lý Phật giáo, nhưng vẫn được chấp nhận và được xem như là một nét đẹp của sự giao thoa tôn giáo, giúp người Phật tử Bắc tông thỏa mãn được nhu cầu báo hiếu đến ông bà, tổ tiên đã khuất. Tiếc rằng, càng ngày chúng ta càng thấy tục đốt vàng mã đi theo hướng quá mức của sự mê tín dị đoan. Không những chỉ những người Phật tử đơn thuần, mà ngay cả những vị, xin tạm gọi là sư, sa lạc khỏi con đường chánh pháp.

Mời nghe Giáo sư Võ Văn Ái, cư sĩ, Giám đốc cơ sở Quê Mẹ, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người, và phòng thông tin Phật Giáo Quốc Tế của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan, trong một cuộc phỏng vấn do Hồng Phúc thực hiện, trong chương trình Thế Giới Ngày Nay của Đài Phát thanh Việt Nam. Tiếp tục đọc

Sự thâm thúy ẩn trong bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”


Nhạc sĩ Dân Huyền

Năm 2005 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, trong liên hoan ca trù toàn quốc do Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức có 14 tỉnh, thành phố tham gia. Một vấn đề đặt ra về yêu cầu là các chiếu hát của những đơn vị ấy, khi trình diễn bắt buộc phải trình bày bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” trước khi hát những bài sở trường quen thuộc của mình. Đây là một trong những bài mẫu mực về nghệ thuật và có giá trị tư tưởng tốt.

Từ trước đến nay, khoảng trên dưới 100 năm, những nhà nghiên cứu văn học và yêu thích nghê thuật ca trù đã biết khá rõ những bài thơ nói của tiến sĩ Dương Khuê (1839-1902) trong toàn bộ di sản văn chương và thơ ca của cụ ở nửa thế kỉ XIX trong thiên niên kỷ trước, nhưng ít ai đánh giá đúng giá trị đích thực phẩm chất Dương Khuê trong mảng văn chương được thể hiện bằng loại ca trù, đặc biệt là bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Chúng ta chỉ biết cái nghĩa đen của lời ca mà không hiểu gì hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả, bối cảnh lịch sử cụ thể mà cụ Dương Khuê đã trải qua. Tiếp tục đọc

Nagasaki – 70 Năm Từ Ngày Ấy

Nagasaki – 70 Năm Từ Ngày Ấy, là chương trình đặc biệt của đài NHK, để tưởng nhớ các nạn nhân đã bỏ mình trước và sau vụ ném bom nguyên tử vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Ghi lại những hồi ức của các nạn nhân nguyên tử còn sống sót đến hôm nay, và những hoạt động hòa bình chống bom nguyên tử của người Nhật.

5 thành phố được chọn làm mục tiêu chính để ném bom nguyên tử là Kokura, Hiroshima, Yokohama, Niigata và Kyoto.

Sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima vào ngày 6/8/1945, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, “nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất”. Tiếp tục đọc