Hình tượng Rồng triều Nguyễn

Rồng là một trong 12 con giáp, có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng và là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con Rồng cháu Tiên của người Việt.

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn.


Ấn vua Bảo Đại

Hình tượng Rồng triều Nguyễn

Trang Văn Hóa Việt

Ngoài vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng, rồng triều Nguyễn còn được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, ngậm hay chầu chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc,… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng chỉ được dùng cho vua hoặc đền, chùa, Rồng của vua có năm móng, đình chùa chỉ được ba hay bốn móng.

Gởi đến các bạn xa Huế bài “Hình tượng Rồng triều Nguyễn”, trong loạt bài về Huế, để hiểu hơn về Huế và để thấy mình được gần hơn với Huế.

1 thoughts on “Hình tượng Rồng triều Nguyễn

Bình luận về bài viết này