Áo choàng truyền thống Attushi của người Ainu


Ngọc Hằng – Thanh Hà

Attushi là áo choàng truyền thống của người Ainu bản xứ ở miền Bắc Nhật Bản. Bảo tàng Quốc gia Tokyo hiện đang giữ bộ sưu tập những chiếc áo attushi thu thập được trong thế kỷ 19. Trước đây, người Ainu giao thương trên phạm vi rộng, từ Hokkaido đến vùng Viễn Đông của Nga và phát triển một nền văn hoá bản sắc riêng. Attushi, y phục được sử dụng hàng ngày cũng như trong những dịp đặc biệt, là biểu tượng điển hình cho văn hoá Ainu. Vải áo làm từ sợi gỗ. Áo có hình dáng giống kimono của Nhật Bản và bắt mắt với hoa văn Ainu uốn lượn được thêu trên những đường viền xanh thẫm. Áo chủ yếu do phụ nữ làm bằng tay, từ xe chỉ, đến dệt và thêu. Hiện nay, ý thức bảo tồn văn hoá Ainu ngày càng tăng và những người phụ nữ vẫn tiếp tục làm áo attushi theo cách truyền thống. Tiếp tục đọc

Đồng xu vàng Koban


Ngọc Hà – Ngọc Hằng

60 năm trước, tại một công trường xây dựng ở trung tâm Tokyo, người ta tìm thấy 3 loại đồng xu vàng từ thế kỉ 17 và 18. Đó là “koban”, những đồng xu vàng từ thời Edo. Ánh vàng của những đồng xu này không hề thay đổi qua vài thế kỷ, chứng tỏ nỗ lực của Mạc phủ (chính quyền thời đó) trong việc duy trì niềm tin của công chúng vào những đồng tiền này. Mời tìm hiểu thêm về đồng tiên Koban. Tiếp tục đọc

Bài Chòi


Huỳnh Hữu Ủy

Suốt trên dải đất dọc miền Trung Trung bộ, từ Bình Trị Thiên qua Nam Ngãi và vào đến Bình Định, Phú Yên, cứ vào những ngày Tết đến lại xuất hiện trong sinh hoạt giải trí dân giã một trò chơi bài bạc mang nặng tính chất đình đám hội hè: trò chơi bài chòi. Tiếp tục đọc

Trà Đạo


Mặc Lâm

Nói đến Trà Đạo người Nhật luôn hãnh diện với những tên tuổi làm nên nghệ thuật này mà người khai sáng và giới thiệu cách uống trà không ai khác hơn là thiền sư Murata Juko (1422-1502) là người đã biến việc uống trà thành một nghệ thuật với quan niệm một khung cảnh đơn giản, tự nhiên. Chỉ cần vài ba người bạn, một căn phòng nhỏ, vách treo một bức tranh thủy mặc hay một bức thư họa. Tiếp tục đọc

Tìm Hiểu Về Ngũ Cung


Vĩnh Lạc Đoàn Thế Ngữ

Âm giai ngũ cung hay còn gọi là pentatonic là một âm giai với 5 nốt nhạc trong mỗi quãng tám, khác với âm giai thất cung (heptatonic) gồm 7 nốt chẳng hạn như âm giai thứ và âm giai trưởng. Âm giai ngũ cung rất phổ biến và được tìm thấy trên khắp thế giới. Đặc biệt, vùng Đông Nam và Đông Bắc Á chỉ có âm giai ngũ cung. Âm giai ngũ cung Việt Nam như sau: Tiếp tục đọc

Con đường rượu vang – Bề dầy văn hóa


Tuấn Thảo

Nằm cách thủ đô Paris khoảng 400 cây số về phía Đông, vùng Alsace nổi tiếng là một trong những vùng sản xuất rượu nho trắng ngon nhất châu Âu. Nếu như nước Pháp có đến mười bốn Con đường Rượu vang trên toàn lãnh thổ, thì vùng Alsace chính là nơi đã thành lập Con đường Rượu vang đầu tiên, cách đây 60 năm. Tiếp tục đọc

“Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho


Dương Đình Minh Sơn

Bài hát Chiếc khăn piêu cho đến nay được đông đảo khán giả yêu thích, nhưng về chiếc khăn piêu thì chưa mấy ai biết. Vì thế, bài viết này xin cung cấp về cái điều “chưa mấy ai biết” ấy, để khán giả tường tận thêm về ý nghĩa của bài hát của nhạc sĩ Doãn Nho phát triển trên nét giai điệu của một bài dân ca… Tiếp tục đọc

Ổ Khóa Tình Yêu


Lê Vy

Các cụ ngày xưa có câu : «Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay». Thanh niên thanh nữ thời nay không cởi áo cho nhau, mà lại thường rủ nhau móc ổ khóa tình yêu, đến nỗi sập gẫy thành cầu.

Vào tháng 6/2014, một thanh lan can dài hơn 2 thước trên Chiếc Cầu Nghệ Thuật (Pont des Arts) nổi tiếng ở Paris, đã bị sập do không chịu nổi sức nặng của các ổ khoá mà các đôi tình nhân từ khắp nơi trên thế giới tụ về để ghi dấu ấn tình yêu. Vào lúc đó, cây cầu cổ xưa đã phải đóng cửa để sửa chữa và may mắn thay, không một ai bị thương. Tiếp tục đọc

Nhã Nhạc – Âm Nhạc Cung Đình

Nhã nhạc đồng nghĩa với nhạc lễ cung đình, nó bao hàm tất cả các tổ chức nghi lễ triều đình. Thuật ngữ nhã nhạc có liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu. Về sau, nhã nhạc được lan toả sang các nước láng giềng như Nhật Bản vào thế kỷ thứ tám, Triều Tiên thế kỷ thứ 12. Nhã nhạc bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào thế kỷ 15, nhưng phải đến thời kỳ nhà Nguyễn mới phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ uyên bác. Tiếp tục đọc

Tranh làng Sình xứ Huế

Làng Sình nằm ven sông Hương, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Tiếp tục đọc

Hình tượng Rồng triều Nguyễn

Rồng là một trong 12 con giáp, có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng và là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con Rồng cháu Tiên của người Việt.

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn. Tiếp tục đọc

Chiếc áo dài Việt Nam qua những thăng trầm


Thy Nga

Ngày 18 sắp tới, một cuộc triển lãm sẽ được khai mạc tại viện “Bảo tàng về chất liệu bông vải” ở San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ và kéo dài đến ngày 9 tháng Bảy. Cuộc triển lãm mang chủ đề mà chúng tôi tạm dịch là “Áo dài: một chặng đường thời trang” do hội Viet Art (tại Hoa Kỳ) phối hợp tổ chức với viện vừa nói. Tiếp tục đọc