Họa sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 4)


Thụy Khuê

  • Sau Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, sau khi Nhân Văn bị đóng cửa thì tình hình sinh hoạt của bác như thế nào? Bác đã làm gì để sinh sống và có nhận được trợ cấp gì không?

Trần Duy: Sau thời kỳ Nhân Văn thì tôi cũng khổ sở vì con cái, vợ con, cũng có những mâu thuẫn trong gia đình và khi đó tôi thấy trước mắt tôi, ví dụ anh Văn Cao thì buồn đi uống rượu, anh Đặng Đình Hưng buồn, uống rượu, Trần Dần buồn, đi uống rượu, Phùng Quán, trẻ con như thế mà cũng uống rượu, thì tôi cũng sợ. Bây giờ mình không tìm ra được một lối đi, thì phải có một cái dung hòa, vì thế tôi viết thư cho anh Đồng, tôi bảo tình hình như thế, tôi không được vẽ mà không biết vẽ như thế nào. Ông Đồng có viết vào đơn của tôi, gửi về cho ban Tuyên Giáo. Một hôm, tôi được ông Võ Hồng Cương, trưởng ban Tuyên Giáo của Bộ hay gì đó, anh ấy ở Lý Thường Kiệt, gọi tôi đến. Tôi đến, thì anh ấy nằm trên võng, biết tôi đến cũng không ngồi dậy chào, vẫn nằm, hỏi tôi rằng: “Ai cho cậu viết đơn lên Phủ Thủ Tướng?” Tôi bảo: “Chẳng ai cho phép tôi cả, đấy là vấn đề tôi kêu, vì tôi không được làm việc, không được sinh hoạt, hiện nay tôi không có một trợ cấp gì cả thì tôi viết thư hỏi thủ tướng rằng tình hình của tôi là gì, chứ tôi không có tư tình gì với Thủ tướng cả, tôi có viết thư nói là tình hình hiện nay của tôi rất khổ cực, tôi là họa sĩ, tôi theo đảng như thế, tôi đánh trường bay Gia Lâm như thế… mà hiện nay tình hình không ra sao cả.” Tiếp tục đọc

Họa sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 3)


Thụy Khê

  • Nội bộ báo Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, trên báo Nhân Văn có một số tên viết tắt không biết là ai, ví dụ như bác, ngoài tên Trần Duy và Y Du, bác còn ký những bút hiệu nào khác nữa?

Trần Duy: TD này, Trần Duy này, chỉ có ba tên đó thôi, tranh tôi vẽ vẫn đề là TD.

Thụy Khuê: Còn người ký Trần Y Du là ai?

Trần Duy: Cũng là tôi.

Thụy Khuê: Pha Y là ai?

Trần Duy: Là Phái. Phái có vẽ mấy bức tranh chụp mũ hay gì đó> Tiếp tục đọc

Hoạ sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 2)


Thụy Khuê

  • Làm thư ký toà soạn báo Nhân Văn

Thụy Khuê: Thưa bác, xin bác nhắc lại việc bác quen cụ Phan Khôi trong lớp Chỉnh huấn ở Việt Bắc như thế nào?.

Trần Duy: Khi ở Huế tôi nghe tiếng ông Phan Khôi, nhưng đến khi vào học lớp chỉnh huấn thì tôi mới biết ông Phan Khôi. Lớp đó là lớp đầu tiên. Tôi có biết lớp đó đâu. Sở dĩ tôi học lớp đó, một phần là do anh Tô Ngọc Vân giới thiệu. Anh Vân viết cho tôi một cái thư bảo: Anh có tranh hay không để dự triển lãm và có lớp học, anh nhớ liên lạc với Tổng Bộ Việt Minh, về học cho vui. Vì đi học cho nên tôi mới biết ông Phan Khôi, người ta xếp tôi cùng tổ của ông Phan Khôi. Tôi còn nhớ tôi vào tổ đó cùng với Đào Duy Dếnh là Đào Phan với Nguyễn Tử Nghiêm và mấy người nữa. Đó là lần đầu tiên tôi biết và tiếp xúc với ông Phan Khôi. Qua trình bày lý lịch, ông Phan Khôi bảo: “Ủa, thế gia đình nhà anh là dòng Thọ Xuân Hương với lại Gia Hưng à?” Tôi bảo: “Vâng, Gia Hưng là bên bà cố tôi”. Ông hỏi: “Nhà anh thuộc dòng Minh Mạng hay Thiệu Trị?” Tôi bảo: “Chính thuộc về Thiệu Trị đấy ạ”. Ông và tôi nói chuyện, và qua câu chuyện ông làm quen với tôi, do đó ông thân với tôi và tôi thấy ông yêu tôi, tôi cũng quý ông. Tiếp tục đọc

Hoạ sĩ Trần Duy, cựu Thư ký toà soạn báo Nhân Văn nói về Nhân Văn Giai Phẩm – (phần 1)


Thụy Khuê

Từ khi phong trào NVGP bị dập tắt đến ngày nay, họa sĩ Trần Duy, cựu thư ký tòa soạn báo Nhân Văn, không lên tiếng. Ở tuổi 88, ông nhìn lại đời mình, và chúng tôi thành thực cảm ơn ông đã có nhã ý dành cho thính giả RFI nghe những phát biểu đầu tiên của ông sau nửa thế kỷ im lặng. Những phát biểu của ông sẽ soi sáng thêm một số vấn đề nữa về báo Nhân Văn, và như thế chúng ta tạm coi là đã có một hồ sơ tương đối đầy đủ về hành trình NVGP qua tiếng nói của những người trong cuộc. Tiếp tục đọc

Sơn mài Mai Đắc Linh: Sắc độ đậm đà, rực trầm thạch hóa


Tuấn Thảo

Giấc mơ bay, Vượt vũ môn, Khoảnh khắc, Bài ca mùa hạ … Ngay trong cách đặt tựa đề cho các bức tranh sơn mài, họa sĩ Mai Đắc Linh cũng đã gieo vào hồn người xem những ý tưởng lung linh, trầm mặc của tâm thức. Một thoáng dư âm, tiếng thầm gọi mời, đưa ta vào cõi không gian yên tĩnh, nối mạch những nhịp đập thanh tịnh, ru hồn bằng Ánh sáng tâm linh. Tiếp tục đọc

Huế với các danh hoạ Việt Nam đầu thế kỷ XX

Nói đến Huế, là nói đến một vùng văn hoá đặc sắc, một vùng thiên nhiên kỳ thú với sông Hương núi Ngự thơ mộng, một thành phố vườn thấm đẫm triết lý phương Đông, một thành phố mà kiến trúc đã đạt tới sự hài hoà giữa xưa và nay, giữa truyền thống và hiện đại. Cũng bởi chính vậy mà từ rất lâu, Huế đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho bao thế hệ tao nhân mặc khách, trong đó có khá nhiều những hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tiếp tục đọc

Vũ Hối: Thi ca và hội họa


Trường Kỳ

Bốn tháng trước khi bị ám sát, tổng thống John.F. Kennedy đã mời một họa sĩ người Việt Nam vào tòa Bạch Ốc vẽ chân dung cho ông vào ngày 21 tháng 7 năm 1963. Bức chân dung khổ lớn vẽ bằng sơn dầu đó có thể coi như bức chân dung cuối cùng của vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Người thực hiện tác phẩm hội họa có tính cách lịch sử cho tổng thống Kennedy chính là Vũ Hối, được biết đến nhiều về nghệ thuật Thư Họa của ông. Tiếp tục đọc

Về trong phố xưa. Nhớ đến họa sĩ Bùi XuânPhái


Ðinh Cường

Trong cuộc sống mỗi người đều để lại dấu vết, vết thương yêu là đậm nhất. Một ngày ở Virginia, chợt bắt gặp lại hình ảnh một họa sĩ vóc dáng mảnh khảnh, khuôn mặt trầm tư, gầy, đôi mắt sâu, sáng, dăm sợi râu bạc, với hai bàn tay dài tài hoa, đang chậm rãi đi những đường viền đen đậm trên bức tranh đang vẽ, phố Hà Nội; một cảnh thoáng qua trong băng video “Hà Nội Trong Mắt Ai” của Trần Văn Thuỷ, quay cách đây nhiều năm cùng. Tiếp tục đọc

Họa sĩ Nguyên Cầm, hành trình khắc họa Dấu Vết nội tâm


Tuấn Thảo

Cách đây vừa đúng 40 năm, họa sĩ Nguyên Cầm bước chân vào làng hội họa sau khi anh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Năm 1973, anh tổ chức triển lãm đầu tiên và nhận được giải thưởng của Hàn Lâm viện Mỹ thuật Paris. Cho tới nay, họa sĩ Nguyên Cầm đã tham gia hơn 40 cuộc triển lãm, trưng bày tác phẩm riêng hoặc cùng với các nghệ sĩ khác. Tiếp tục đọc