Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy


Huy Phương

Chủ nhật, 27 tháng 1, Phạm Duy, nhạc sĩ được nhiều thế hệ người Việt mến mộ, đã qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm bệnh viện, thọ 92 tuổi.

Từ Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang Minnesota Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, người có nhiều bài được Phạm Duy phổ nhạc; trong đó có Tiễn Em, Mùa Thu Paris…nhớ lại thời gian trước 1975:

“Khi còn ở Việt Nam tôi có nhiều sinh hoạt văn nghệ với anh Phạm Duy, và nhất là chiều chiều chúng tôi hay ngồi ở La Pagode, nơi tụ tập của văn nghệ sĩ, chính trị gia, doanh nhân Việt Nam Cộng Hòa.” Tiếp tục đọc

Phạm Duy – Tài Năng và Nhân Cách


Hồng Phúc – Nguyễn Văn Lục

Dù yêu hay ghét, chúng ta không thể nào phủ nhận sự đóng góp lớn lao của Nhạc sĩ Phạm Duy trong kho tàng văn học nghệ thuật của nước nhà. Sự nghiệp âm nhạc của ông đã trải dài theo vận nước nổi trôi trong suốt dòng lịch sử dân tộc, trong thời đại của ông. Xin cùng tìm hiểu Nhạc sĩ Phạm Duy qua những diện mạo về tài năng, nhân cách, tâm tư và lập trường chính trị của con người Phạm Duy, qua cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Lục, do nhà báo Hồng Phúc của Đài phát thanh Việt Nam thực hiện. Tiếp tục đọc

Gửi Người Em Gái – Bức thư tình mùa Xuân của Đoàn Chuẩn


Khuyết Danh

Sinh thời, Đoàn Chuẩn vẫn được biết đến như một nhạc sĩ của tình yêu. Chùm ca khúc về mùa thu của ông bao gồm Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Ánh trăng mùa thu… đã đi vào lòng khán giả nhiều thế hệ bởi chất trữ tình sâu lắng và mối thâm tình với quê hương, xứ sở. Không nằm trong chùm ca khúc đó nhưng cũng được khán giả biết đến và yêu thích còn có bài hát Gửi người em gái, qua sự thể hiện của nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam. Tiếp tục đọc

Văn Cao, 20 năm cõi thiên thai


Đao diễn Đinh Anh Dũng

Mới đó mà đã 20 năm…Có quá nhiều điều để tôi nhớ về người nhạc sĩ tài hoa này.

Mùa đông năm 1978 lần đầu tiên tôi gặp Văn Cao. Lúc đó tôi vừa ra Hà Nội học, mới hơn 20 tuổi, nhạc ông tôi vẫn chưa biết nhiều, chỉ nghe loáng thoáng đâu đó.

Người bạn thân của tôi lại là bạn con gái ông, nên khi nghe rủ đến nhà Văn Cao chơi thì đi cho vui thế thôi, thật ra để nhìn mặt con gái ông nhạc sĩ là chính!

Ấn tượng về một ông già lặng lẽ, hay ngồi tĩnh tại suy tư tạo những tình cảm lớn dần lên trong tôi. Tiếp tục đọc

Trịnh Công Sơn – Âm Nhạc Cứu Rỗi


Nhà thơ Anh Ngọc

Đã hơn một lần tôi cố gắng lý giải điều gì đã khiến âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức lay động lòng người nghe ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính và thành phần xã hội…một cách mạnh mẽ, sâu sắc và bền bỉ đến vậy.

Đã hơn một lần tôi cố gắng lý giải điều gì đã khiến âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức lay động lòng người nghe ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính và thành phần xã hội…một cách mạnh mẽ, sâu sắc và bền bỉ đến vậy. Những lý giải ấy đều dựa trên trải nghiệm của chính tôi và rút ra từ những nghiền ngẫm dài lâu khi nghe và nhiều khi là tự hát lên những ca từ và giai điệu tuyệt vời của người nhạc sĩ. Tiếp tục đọc

Mưa Thu


Thy Nga

Mùa Thu năm nay, mưa nhiều ở vùng Hoa Thịnh Đốn.

Cái thứ mưa phùn lê thê suốt ngày đêm, có khi cả tuần. Các đôi tình nhân chia nhau chiếc dù, lấy cớ để đi sát vào nhau hơn, chứ thực ra không che dù cũng được. Đi dạo dưới làn mưa này, ta để cho những hạt nước li ti vương trên tóc và đậu nhẹ trên vai áo. Lá úa rơi rụng khắp chốn nhưng không xào xạc dưới chân như mọi khi vì chúng đẫm ướt. Tiếp tục đọc

Phạm Duy nói về Nhạc sĩ Thẩm Oánh


Phạm Duy

Sau khi Nguyễn văn Tuyên làm công việc ”hô hào âm nhạc cải cách” và khi các nhóm âm nhạc ở miền Bắc thi đua nhau tung ra các bài hát mới thì xem chừng nhóm MYOSOTIS là nhóm có chủ trương rõ rệt nhất. Tuy về sau này, ta mới thấy họ công khai viết trên một tờ báo chuyên về âm nhạc là tờ Việt Nhạc (số 5, ngày 16-10-1948) về lối soạn nhạc của họ, nhưng qua một số bài được in ra và hát lên trong hai năm đầu (38-39) ta cũng thấy rõ ràng là họ đã và sẽ phải làm như Nguyễn văn Tuyên: xây dựng nhạc mới trên âm giai thất cung Tây Phương hay trên thang âm ngũ cung Việt Nam. Kể ra thì họ cũng còn một chọn lựa thứ ba nữa: soạn một ca khúc dung hòa cả hai hệ thống âm giai ngũ cung và thất cung. Tiếp tục đọc