Sự thâm thúy ẩn trong bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”


Nhạc sĩ Dân Huyền

Năm 2005 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, trong liên hoan ca trù toàn quốc do Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức có 14 tỉnh, thành phố tham gia. Một vấn đề đặt ra về yêu cầu là các chiếu hát của những đơn vị ấy, khi trình diễn bắt buộc phải trình bày bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” trước khi hát những bài sở trường quen thuộc của mình. Đây là một trong những bài mẫu mực về nghệ thuật và có giá trị tư tưởng tốt.

Từ trước đến nay, khoảng trên dưới 100 năm, những nhà nghiên cứu văn học và yêu thích nghê thuật ca trù đã biết khá rõ những bài thơ nói của tiến sĩ Dương Khuê (1839-1902) trong toàn bộ di sản văn chương và thơ ca của cụ ở nửa thế kỉ XIX trong thiên niên kỷ trước, nhưng ít ai đánh giá đúng giá trị đích thực phẩm chất Dương Khuê trong mảng văn chương được thể hiện bằng loại ca trù, đặc biệt là bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Chúng ta chỉ biết cái nghĩa đen của lời ca mà không hiểu gì hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả, bối cảnh lịch sử cụ thể mà cụ Dương Khuê đã trải qua. Tiếp tục đọc

Chuyện đêm Noel


Nguyễn Phương

Nghệ sĩ cải lương thờ Tổ Nghiệp nhưng cô Thanh Nga và một số nghệ sĩ đoàn Thanh Minh Thanh Nga tổ chức mừng Giáng Sinh không phải vì theo cái mode thời thượng của Saigon mà là vì một chuyện rất thương tâm của một em vũ nữ của đoàn hát. Tiếp tục đọc

Cố nghệ sĩ Việt Hùng và một số kỷ niệm khó quên trong ngành cải lương


Thanh Quang

Nghệ sĩ Việt Hùng cho biết, trong hơn 60 năm theo đuổi nghệ thuật sân khấu cải lương , vì quá yêu nghề nên ông luôn cố gắng tập dợt tới nơi tới chốn bất kỳ những vai nào mà sọan giả giao cho, từ đó ông rất dễ nhập vai như quý vị vừa nghe ông kể. Tiếp tục đọc

Nữ nghệ sĩ Hồng Nga, đa tài, đa tình, đa lận đận…


Nguyễn Phương

Không kể những trường hợp con nhà nòi, con của những nghệ sĩ tài danh được cha mẹ dạy nghề để nối nghiệp tổ tông, Nguyễn Phương có cảm giác rằng tuyệt đại đa số những nghệ sĩ cải lương thành danh trong các thập niên 30, 40, 50, 60, đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả học hành. Tiếp tục đọc

Bạch Lê, tài bất phùng thời


Nguyễn Phương

Thanh Bạch và Bạch Lê là một đôi uyên ương nghệ sĩ, cùng gắn bó nhau trên đường nghệ thuật và trong hạnh phúc gia đình đã trên ba mươi năm. Nhắc đến Thanh Bạch là nghe được nụ cười trong suốt như pha lê của Bạch Lê, Nhắc đến Bạch Lê là thấy ngay nét mặt tươi rói như hoa nở rộ giữa mùa Xuân của Thanh Bạch. Tiếp tục đọc

Soạn giả Viễn Châu, ngôi sao sáng trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương


Thanh Quang

Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, có một soạn giả sáng chói trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương, từng viết khoảng 50 vở tuồng được xem là ăn khách hàng đầu, như Sau Bức Màn Nhung, Đời Cô Nga, Hoa Mộc Lan, Hàn Mạc Tử, Nợ Tình, Qua Cơn Ác Mộng… Tiếp tục đọc

Nữ nghệ sĩ hài Kim Ngọc, người nổi danh Nữ quái!


Nguyễn Phương

Trong tình hình sân khấu cải lương ngày một mất dần khán giả, ngành biểu diễn hài kịch, tấu hài trong các khu trung tâm giải trí được mùa phát triển. Từ một vài nhóm tấu hài ban đầu, ngày nay có hơn bốn chục nhóm chuyên môn tấu hài, hát quậy để chọc cười khán giả. Tiếp tục đọc

Hề Hiếu Cảnh, 20 năm theo Hát Bội và Tuồng Cổ


Nguyễn Phương

Hiện nay ở Việt Nam, tình hình sân khấu cải lương ngày một xuống dốc thì sân khấu tấn hài ngày một phát triển, nghệ sĩ cải lương và một số nghệ sĩ hát bội đã chuyển qua hát tấu hài để kiếm sống và có nhiều người được nổi danh là những danh hề. Tiếp tục đọc

Nghệ sĩ Ngân Tuấn


Nguyễn Phương

Có những người trở thành nghệ sĩ cải lương do một sự tình cờ giống như được số phận dành cho. Nam nghệ sĩ Ngân Tuấn, một diễn viên đẹp trai, có khả năng ca diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu là người xuất thân từ một cầu thủ bóng đá ở vị trí Trung Phong và đã từng tranh giải bóng đá năng khiếu toàn thành. Tiếp tục đọc

Nghệ sĩ Hùng Minh


Nguyễn Phương

Trong thập niên 60, sân khấu cải lương sản sinh ra nhiều nghệ sĩ tài danh, được giới ký giả kịch trường và khán giả ái mộ cải lương công nhận dưới hình thức bỏ phiếu bình chọn những nghệ sĩ đó dưới danh hiệu nghệ sĩ được ưa thích nhất, nghệ sĩ được tặng huy chương vàng diễn xuất Giải Thanh Tâm. Tiếp tục đọc

Danh hài Văn Chung


Nguyễn Phương

Các nghệ sĩ cải lương ra định cư ở nước ngoài, nhất là ở Hoa Kỳ, phần lớn đều có một nghề nào đó để sinh sống và hoạt động nghệ thuật cải lương chỉ là thứ yếu, cho đở nhớ nghề vì thu nhập tiền bạc cho một show diễn không được dồi dào như khi còn ở Việt Nam trong thời buỗi hoàng kim của sân khấu cải lương. Tiếp tục đọc