Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm

Trong chúng ta, có thể có những đánh giá khác nhau về cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên, chúng ta có chung một điểm, đó là nhu cầu tìm hiểu sự thật về những gì đã xảy ra trong dòng lịch sử dân tộc.

Mời nghe cuộc phỏng vấn, do Lê Quỳnh của đài BBC thực hiện, với Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A Lifetime In The Eye Of The Storm. Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn bản lần hai năm 2015. Tiếp tục đọc

Hồi Ký Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm


Bà Ngô Đình Thị Hiệp, vốn là người đàn bà chưa từng được đại chúng biết đến, cho đến khi cuốn hồi ký A Lifetime In The Eye Of The Storm xuất bản. Cuốn hồi ký của bà khác hẳn hồi ký của những người khác, vì đã cho chúng ta biết nhiều điều được xem là thâm cung bí sử trong nội bộ gia đình họ Ngô, vì bà là em gái của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và là thân mẫu của Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Mời nghe cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Lục về cuốn hồi ký này, do nhà báo Hồng Phúc của Đài hát thanh Việt Nam thực hiện. Tiếp tục đọc

Eva Perón – Đệ nhất phu nhân Á Căn Đình


Hoài Nam

Eva Perón, tên đầy đủ là María Eva Duarte de Perón, Maria Eva Ibarurgen hay còn được biết đến với cái tên Evita (sinh năm 1919– mất năm 1952), là người vợ thứ hai của Tổng thống Argentina Juan Perón (1895–1974) và đã trở thành Đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho đến khi bà chết vào 1952. Bà được người dân Argentina ngưỡng mộ vì đã đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ, đảm bảo lợi ích cho người lao động và thành lập các bệnh viện cũng như các trại mồ côi. Ngược lại, …. bị lên án là mị dân và tham vọng chính trị. Tiếp tục đọc

Bà Ngô Đình Nhu: Từ thời trẻ sôi động đến những tháng năm ẩn dật

Tin bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu, người từng được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây từ trần tại Roma cách đây đúng một tuần, ngày chủ nhật 24/4, đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.

Sau cuộc đảo chính năm 1963, hầu như không ai biết gì về bà, vì bà sống ẩn dật, hầu như không có một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ biết là bà đang viết một cuốn hồi ký. Tiếp tục đọc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký: Những nốt thăng trầm trong cuộc đời


Đất Nước Ngàn Năm

Thông thạo 27 thứ tiếng, để lại 121 tác phẩm, là chủ tờ báo đầu tiên tại Việt Nam, tờ Gia Định báo…Không những thế, ông còn được coi là “Toàn cầu bác học danh gia” và là 1 trong 18 người được thế giới bầu chọn “Thế giới Tập bát văn hào”…Tuy vậy, cuộc đời ông cũng thật lắm nỗi truân chuyên. Ông chính là nhà bác học Trương Vĩnh Ký… Tiếp tục đọc

Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger


Thu Hằng

Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm. Tháng 11/1888, chính phủ Pháp đưa vua Hàm Nghi sang lưu đày tại Alger cho tới cuối đời. Sử sách đề cập tới nhiều phong trào Cần Vương, thế nhưng quãng thời gian sống tại Alger của vua Hàm Nghi vẫn là một khoảng trống và thu hút sự quan tâm của mọi người. Tiếp tục đọc

Vua Hàm Nghi: Cuộc đời nghệ sĩ


Thu Hằng

Ngoài hình ảnh một vị vua lưu vong, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ, một họa sĩ. Cuộc sống lưu đày và cuộc đời nghệ sĩ của vua Hàm Nghi là hai chủ đề được RFI tiếng Việt lần lượt đăng trong hai tạp chí. Trong số tạp chí lần trước, RFI tiếng Việt đã đề cập tới cuộc sống lưu đày của vua tại Alger. Lần này, chúng tôi sẽ đề cập tới cuộc đời nghệ sĩ-họa sĩ của ngài. Tiếp tục đọc

Phỏng vấn bà quả phụ Ngô Đình Nhu


Trương Phú Thứ

Tôi đến thăm Bà Ngô Đình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe.

Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhàn và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thẻ hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas. Tiếp tục đọc

Thái Hậu Ỷ Lan: Nữ chính trị gia kiệt xuất của Việt Nam


Lê Phước

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Tiếp tục đọc

Coco Chanel: Huyền thoại và cuộc đời

Coco Chanel là một trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất trong mọi thời đại của Pháp. Bà qua đời năm 1971, thọ 87 tuổi. Câu chuyện từ thuở hàn vi cho đến lúc giàu sang của bà đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim, vở kịch cũng như phim truyền hình. Các nhà văn cũng rất hứng thú viết sách về bà. Cuốn “Coco Chanel: The Legend and The Life” là cuốn sách mới nhất về cuộc đời bà mà tác giả và những người khác nói là bí mật cuộc đời bà. Tiếp tục đọc

Chúa Giêsu, đề tài nghiên cứu vô tận


Thanh Phương

Đêm 24 sáng ngày 25, hơn 2 tỷ người Công giáo trên thế giới mừng lễ Giáng Sinh, bởi vì đây là đêm mà theo Kinh Thánh Chúa Giêsu đã xuống thế làm người, sinh ra nghèo hèn trong máng cỏ hang lừa Bêlem. Cho dù không phải là một tín hữu, ai cũng phải công nhận rằng Chúa Giêsu là một nhân vật quan trọng của lịch sử thế giới và tư tưởng của Ngài chính là một trong những nền tảng của văn minh nhân loại. Tiếp tục đọc

Thiên Tài Leonardo da Vinci


Hoài Nam

Leonardo da Vinci, tên đầy đủ là Leonardo di ser Piero da Vinci, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano-Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise-Pháp. Ông được coi là một thiên tài toàn năng vì vừa là họa sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên… Những tác phẩm nghệ thuật và thành quả nghiên cứu khoa học của ông đều đạt mức xuất chúng; đến mức, nhiều người gọi ông là phù thủy, hay người đến từ cõi siêu nhiên. Tiếp tục đọc

Phạm Quỳnh, Người Đề Xướng Lập Hiến Pháp


Việt Thái

Cụ Phạm Quỳnh được xem là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận.

Cụ là tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn và tùy bút. Cụ là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp một chủ nghĩa quốc gia theo khuynh hướng ôn hòa, lấy việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước và là người đã nói câu bất hủ:

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn” Tiếp tục đọc