Con đường tư tưởng của Trương Tửu và nhóm Hàn Thuyên


Thụy Khuê

Trước khi tìm hiểu con đường tư tưởng của Trương Tửu và nhóm Hàn Thuyên, chúng ta cần phải nhìn lại giai đoạn văn học mà nhóm này đã xuất hiện và đã có những đóng góp đáng kể, đó là giai đoạn 1940-1945.

Giai đoạn văn học 1940-1945, trước khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ và trải dài trong thế giới đại chiến thứ hai, là một giai đoạn phong phú của văn học tiền chiến. Nhưng vì lý do chính trị, những nhà nghiên cứu miền Bắc đã hầu như không nhắc đến, không muốn nhìn nhận, hoặc không muốn tìm hiểu sâu xa về giai đoạn này. Tiếp tục đọc

Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ qua cái nhìn duy vật biện chứng của Trương Tửu


Thụy Khuê

Trong tác phẩm Nguyễn Du và Truyện Kiều in năm 1942, ấn tượng sâu đậm nhất mà Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa để lại là sự đả phá quan niệm vĩ nhân, anh hùng và phê phán lòng tự tôn dân tộc. Tư tưởng này đã được ông hoà trộn trong lối tích phân, tổng hợp chặt chẽ những dẫn chứng và biện luận khoa học.

Để tìm hiểu con người Nguyễn Du, trước hết Nguyễn Bách Khoa đi từ khái niệm sinh vật học duy vật của Darwin về thuyết di truyền để giải thích dòng giống Nguyễn Du, rồi ông vận dụng triết thuyết phân tâm của Freud về phần nổi của hữu thức và phần chìm của tiềm thức, để phân tích tâm lý Nguyễn Du và sau cùng ông bước sang quan điểm đấu tranh giai cấp và bình thường hoá vĩ nhân anh hùng của Karl Marx, để xem Nguyễn Du như một thành quả của kinh tế xã hội, lịch sử, có thể khảo sát như một người bình thường với những ưu điểm và nhược điểm. Tiếp tục đọc

Phương pháp phê bình duy vật biện chứng của Trương Tửu


Thụy Khuê

Trương Tửu là một nhà văn, nhà tư tưởng của phái nghèo. Trong tiểu thuyết cũng như trong phê bình, ông luôn luôn bênh vực giai cấp vô sản, khuynh hướng ấy đã gặp ở triết học Karl Marx những mẫu số chung cần thiết, đặc biệt cho việc phê bình văn học. Sự tiếp cận triết học Mác-xít và tìm thấy ở đó một đường lối mới cho phê bình không chỉ có ở Trương Tửu mà một số người cùng thời với ông như Tam Ích, cũng thừa nhận, khoảng năm 1936, đã tiếp xúc với chủ nghiã này :«Trong các sách Mác-xít, tôi để ý đến biện chứng pháp duy vật nhiều nhất, là vì tôi cần biết để để dùng làm phương pháp phê bình» (trích thư trả lời Nguyễn Văn Trung về câu hỏi « Tiếp cận đầu tiên với Mác-xít và Cộng sản »). Tiếp tục đọc

Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa – Thân Thế và Sự Nghiệp


Thụy Khuê

Là một trong những nhà lý luận phê bình tài ba nhất của thế hệ tiền chiến : Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa mất tại Hà Nội một ngày cuối đông, cách đây chín năm trong sự lãng quên của mọi người. Ông là một trong những nhà phê bình tiên phong đã đưa phê bình Việt Nam vào thời hiện đại. Trương Tửu viết trước Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan, nhưng nếu cách viết của Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan còn nằm trong đường lối phê bình của thế kỷ XIX, thì Trương Tửu đã vận dụng phương pháp phê bình thế kỷ XX. Và đó là một bước tiến quan trọng trong phê bình văn học. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Nam và Sylvie


Thụy Khuê

Nam và Sylvie (Plon, Paris, 1957, giải Louis Barthou của Hàn lâm viện Pháp), là một tự truyện. Phạm Duy Khiêm đã dành mười năm để viết hơn hai ngàn trang nhưng khi in cô đọng lại còn hai trăm trang, cuốn tiểu thuyết phóng tác theo nhật ký của tác giả. Phạm Duy Khiêm có thói quen hàng ngày ghi lại những sự việc xẩy ra, chép cả những đoạn thư của người yêu, người thân, những liên lạc xa gần… vào nhật ký. Nam và Sylvie là những mảnh nhật ký của đời mình mà 20 năm sau Phạm Duy Khiêm nhìn lại, với khoảng cách không gian và thời gian, để sống lại tuổi trẻ, nhận diện bản chất của đam mê, của tình yêu, và những sâu xé bên tình, bên hiếu, giữa người yêu và người mẹ, giữa đất Pháp trọ học và đất Việt quê hương, giữa người Pháp thực dân và người Pháp bản xứ… Tác phẩm trổi nên một niềm tự hào bản thân và tự hào dân tộc như một điệu nhạc thầm trong lòng người thanh niên thuộc thành phần ưu tú nhất của trí thức Pháp mà lại xuất thân từ một dân tộc bị chà đạp, khinh bỉ. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Légendes des terres sereines – Huyền truyện miền thanh lãng


Thụy Khuê

Với chủ đích giới thiệu cái hay, cái đẹp trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung với thế giới bên ngoài, Phạm Duy Khiêm, trong Légendes des terres sereines – Huyền truyện miền thanh lãng, bằng tiếng Pháp, sáng tác lại ba mươi truyện rút từ cổ tích hoặc các giai thoại văn hóa Việt Nam và Trung Hoa: Trương Chi, Khuất Nguyên, Con gái Ngọc Hoàng, Bóng người và người xa vắng, Quan Âm Thị Kính, Người thợ may và ông quan, Hòn Vọng Phu, Từ Thức, Ngân Hà, Sự tích con muỗi, Tú Uyên, Rùa vàng, Giấc mộng Nam Kha, Mỵ Châu Trọng Thủy, Anh có lý, Cờ tiên, Anh em và bè bạn, Trang Tử khóc vợ, Chử Đồng Tử và Tiên Dung, Hai hộp trà, Nhị Khanh, Cái bình đánh cắp, Rủ nhau cùng chết, Sự tích con dã tràng, Người đầu bếp và con cá, Sự tích Nguyễn Kỳ, Truyện Hứa Do, Đứa con của người chết, Trầu cau, Cơi trầu của bà tôi. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Vị Thế Một Người – La place d’un homme


Thụy Khuê

Phạm Duy Khiêm là một nhân tài mà định mệnh, nhân cách và văn chương gắn bó mật thiết với nhau: suốt đời cô đơn và bị hiểu lầm nhưng ông vẫn mặc nhiên hành động theo những suy nghĩ, lựa chọn của riêng mình, bất chấp dư luận thán phục hay phản đối. Đối với gia đình, ông là người anh cả lạnh lùng và nghiêm khắc. Nhạc sĩ Phạm Duy nhớ lại trong Hồi ký: “Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần…” Và khi người anh thực thụ thay cha làm chủ gia đình, Phạm Duy nhớ lại hồi 14 tuổi: “Bây giờ sống chung với người anh, tôi không được đánh đàn. Muốn đàn ca phải chờ khi anh ấy vắng nhà. Có lần quá cao hứng nên không đề cao cảnh giác, người anh chợt về, giật cái đàn mandoline vứt xuống đất và thân tặng nhạc sĩ mầm non một trận đòn. Một lần khác, vào mùa hè, tôi đang nằm trên nền nhà đá hoa để hưởng cái mát dịu, anh Khiêm ở đâu về, sồng sộc tới chỗ tôi nằm, nắm cổ lôi dậy, phạt tôi quỳ trước sự ngạc nhiên của mẹ tôi: Ai cho mày nằm dưới đất? Quỳ xuống đó!” (Hồi ký Phạm Duy, Thời thơ ấu – Vào đời, trang 129) Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Tiểu Sử (1908-1974)


Thụy Khuê

Trong số rất ít nhà văn gốc Việt viết tiếng Pháp, hai khuôn mặt nổi trội: Phạm Duy Khiêm và Nguyễn Tiến Lãng. Cả hai đều sinh trưởng trong những năm đầu thế kỷ XX và đã sống qua hai giai đoạn lịch sử: thời nước Việt còn bị trị, mang tên An Nam, xuất phát từ An Nam đô hộ phủ, do vua Cao Tông nhà Đường đặt cho nước ta từ năm 679 dưới ách đô hộ của nhà Đường. Người Pháp dùng lại tên An Nam là muốn xác định dấu ấn nô lệ trên cái tên nước, đồng thời họ gọi người Việt là annamite, một cách hạ thấp nhân phẩm kẻ bị trị thêm một lần nữa. Giai đoạn thứ nhì, nước Việt độc lập, lấy lại tên cũ Việt Nam do vua Gia Long đặt sau khi thống nhất đất nước. Và người Việt trong tiếng Pháp trở thành vietnamien, một danh từ bình đẳng hơn. Với chữ vietnamien, dân Việt mất dấu ấn đô hộ, trở thành một dân tộc bình thường như tất cả các dân tộc khác. Tựu trung, hai thời kỳ lịch sử có thể tóm gọn lại trong hai chữ: An Nam – Việt Nam, annamite và vietnamien. Tiếp tục đọc

Tạp văn Võ Phiến


Thụy Khuê

Võ Phiến tài tình trong tạp văn. Tập Đất nước quê hương hội tụ phần lớn những bài hay nhất của ông. Ý là một trong những sở trường của Võ Phiến: ông giầu ý và giầu liên tưởng. Tùy bút của Võ Phiến xây dựng trên hai yếu tố đó. Ông chụp lấy một sự, một ý bất kỳ, ví dụ như: mắm, bọt trà, bánh tráng, hay… Quang Trung làm khởi điểm. Bất kể những «vật» ấy có thể chất khác nhau: lỏng, đặc, cứng hoặc… vua. Tiếp tục đọc

Trần Dần phê bình văn thơ kháng chiến


Thụy Khuê

Đêm Noël, 24/12/1954, Trần Dần ghi:

“Bước quanh bờ Hồ. Trời tôi tối. Còn vẳng tiếng hát micro nhà thờ buông trầm trầm. Hai thằng đi. Tôi và Lê Ðạt. Buồn quá. Ðây là những lúc người tôi hẫng lắm. Rỗng lắm. Tôi còn đầy dư vị những câu chuyện trao đổi đêm nay về chính sách văn nghệ. Dư vị chua, đắng, nhạt thếch. Tiếp tục đọc

Thế giới nhân vật của Võ Phiến


Thụy Khuê

Võ Phiến thật sự bước vào nghiệp văn sau 1954. Khoảng thời gian đầu từ 1955 đến 1959, ông còn ở Quy Nhơn, cũng là thời gian phát triển truyện ngắn, tác phẩm thường được xây dựng trong bầu khí tối sáng, tranh chấp giữa quốc gia và cộng sản. Tuy vậy, yếu tố chính trị chỉ là nền, mục đích chính của ông là làm lộ cá tính nhân vật, thể hiện sự giằng co giữa cá nhân và thân xác như trong các tác phẩm Người tù (1955), Dung (1956), Thác đổ sau nhà (1957) v.v .. Tiếp tục đọc

Tô Hoài, cây bút tên tuổi của nền văn học cận đại Việt Nam


Hà Thúy Anh

Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ vàng thế hệ sinh năm 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Tiếp tục đọc