Tìm Hiểu Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Vu Lan

Tục đốt vàng mã, dù trái với triết lý Phật giáo, nhưng vẫn được chấp nhận và được xem như là một nét đẹp của sự giao thoa tôn giáo, giúp người Phật tử Bắc tông thỏa mãn được nhu cầu báo hiếu đến ông bà, tổ tiên đã khuất. Tiếc rằng, càng ngày chúng ta càng thấy tục đốt vàng mã đi theo hướng quá mức của sự mê tín dị đoan. Không những chỉ những người Phật tử đơn thuần, mà ngay cả những vị, xin tạm gọi là sư, sa lạc khỏi con đường chánh pháp.

Mời nghe Giáo sư Võ Văn Ái, cư sĩ, Giám đốc cơ sở Quê Mẹ, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người, và phòng thông tin Phật Giáo Quốc Tế của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan, trong một cuộc phỏng vấn do Hồng Phúc thực hiện, trong chương trình Thế Giới Ngày Nay của Đài Phát thanh Việt Nam. Tiếp tục đọc

Sự Mầu Nhiệm và Nét Đẹp Của Niệm Phật


Đào Văn Bình

Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920 & 1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Tiếp tục đọc

Hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo

Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc đã vươn lên trở thành một bông hoa thanh cao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức của mọi người, trở thành hình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Tiếp tục đọc

Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Minh triết tình yêu dân gian nước Việt

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên(xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay) (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo “Việt sử Giai Thọai” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. Tiếp tục đọc