Hiroshima – 70 Năm Từ Ngày Ấy

Vào ngày 6 tháng 8 hằng năm, đúng 8 giờ 15, giờ quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới phát nổ, những hồi chuông vang lên tại Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng.

“Little Boy”, đó là cách người Mỹ gọi tên quả bom mà họ thả xuống Nhật Bản ngày 06/08/1945, dẫn đến thảm họa Hiroshima và ba ngày sau đó là Nagasaki.

Khi quả bom nguyên tử do chiếc máy bay ném bom B-29 Enola Gay thả xuống và phát nổ ở độ cao 600 mét phía trên thành phố Hiroshima, 300.000 người đã bị đập mạnh bởi 16 ngàn tấn TNT. Quả cầu lửa khổng lồ do quả bom nguyên tử Little Boy phát ra đã tỏa một sức nóng 1 triệu độ C. Trên mặt đất, nhiệt độ lên đến 4000 độ C. Tiếp tục đọc

“Trần Dần – Thơ” ở đâu?


Minh Thùy

Trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 6 tổ chức tại Văn miếu, Hà Nội ngày 21.2.2008, một sự kiện xảy ra gây ngạc nhiên và bức xúc với nhiều bạn đọc yêu thơ, đó là lệnh ngưng phát hành thi tập Trần Dần-Thơ, gồm những sáng tác của Trần Dần trong hơn 30 năm qua, và những bài viết về con người, thơ văn của ông. Tiếp tục đọc

Tell Laura I Love Her – Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu

Tell Laura I Love Her, một sáng tác của hai nhà viết ca khúc Jeff Barry và Ben Raleigh, là một thảm kịch tuổi “teen” thời đại:

Laura và Tommy là đôi tình nhân trẻ. Tuy còn rất trẻ, nhưng Tommy đã mong muốn xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Để có tiền mua cho Laura cái nhẫn cưới, Tommy quyết định tham gia cuộc đua xe hơi với giải thưởng 1.000 đô-la. Trước khi tới trường đua, Tommy điện thoại cho Laura nhưng không gặp, đành nhờ bà mẹ của nàng nhắn lại: Tell Laura I Love Her!…

Trong cuộc đua, xe của Tommy bị lật và bốc cháy; khi nhân viên cấp cứu tới nơi, họ chỉ kịp nghe được câu nói cuối cùng của Tommy trước khi tắt thở: Tell Laura I Love Her!…

Rồi một mình trong giáo đường thanh vắng, cầu nguyện cho linh hồn người yêu, Laura vẫn có thể nghe văng vẳng tiếng Tommy: Tell Laura I Love Her! Tiếp tục đọc

Đồng xu vàng Koban


Ngọc Hà – Ngọc Hằng

60 năm trước, tại một công trường xây dựng ở trung tâm Tokyo, người ta tìm thấy 3 loại đồng xu vàng từ thế kỉ 17 và 18. Đó là “koban”, những đồng xu vàng từ thời Edo. Ánh vàng của những đồng xu này không hề thay đổi qua vài thế kỷ, chứng tỏ nỗ lực của Mạc phủ (chính quyền thời đó) trong việc duy trì niềm tin của công chúng vào những đồng tiền này. Mời tìm hiểu thêm về đồng tiên Koban. Tiếp tục đọc

Triệu Bông Hồng

Triệu Bông Hồng là bản tình ca mang trong mình câu chuyện tình cảm động, lãng mạn nhưng đầy cay đắng của danh họa người Georgia, Niko Pirosmani (Nikolai Aslanovich Pirosmanashvili, 1862-1918), người mà nay được đánh giá, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa, xã hội và hội họa xứ này. Tiếp tục đọc

Phạm Duy – Tài Năng và Nhân Cách


Hồng Phúc – Nguyễn Văn Lục

Dù yêu hay ghét, chúng ta không thể nào phủ nhận sự đóng góp lớn lao của Nhạc sĩ Phạm Duy trong kho tàng văn học nghệ thuật của nước nhà. Sự nghiệp âm nhạc của ông đã trải dài theo vận nước nổi trôi trong suốt dòng lịch sử dân tộc, trong thời đại của ông. Xin cùng tìm hiểu Nhạc sĩ Phạm Duy qua những diện mạo về tài năng, nhân cách, tâm tư và lập trường chính trị của con người Phạm Duy, qua cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Lục, do nhà báo Hồng Phúc của Đài phát thanh Việt Nam thực hiện. Tiếp tục đọc

Hồi Ký Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm


Bà Ngô Đình Thị Hiệp, vốn là người đàn bà chưa từng được đại chúng biết đến, cho đến khi cuốn hồi ký A Lifetime In The Eye Of The Storm xuất bản. Cuốn hồi ký của bà khác hẳn hồi ký của những người khác, vì đã cho chúng ta biết nhiều điều được xem là thâm cung bí sử trong nội bộ gia đình họ Ngô, vì bà là em gái của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và là thân mẫu của Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Mời nghe cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Lục về cuốn hồi ký này, do nhà báo Hồng Phúc của Đài hát thanh Việt Nam thực hiện. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Nam và Sylvie


Thụy Khuê

Nam và Sylvie (Plon, Paris, 1957, giải Louis Barthou của Hàn lâm viện Pháp), là một tự truyện. Phạm Duy Khiêm đã dành mười năm để viết hơn hai ngàn trang nhưng khi in cô đọng lại còn hai trăm trang, cuốn tiểu thuyết phóng tác theo nhật ký của tác giả. Phạm Duy Khiêm có thói quen hàng ngày ghi lại những sự việc xẩy ra, chép cả những đoạn thư của người yêu, người thân, những liên lạc xa gần… vào nhật ký. Nam và Sylvie là những mảnh nhật ký của đời mình mà 20 năm sau Phạm Duy Khiêm nhìn lại, với khoảng cách không gian và thời gian, để sống lại tuổi trẻ, nhận diện bản chất của đam mê, của tình yêu, và những sâu xé bên tình, bên hiếu, giữa người yêu và người mẹ, giữa đất Pháp trọ học và đất Việt quê hương, giữa người Pháp thực dân và người Pháp bản xứ… Tác phẩm trổi nên một niềm tự hào bản thân và tự hào dân tộc như một điệu nhạc thầm trong lòng người thanh niên thuộc thành phần ưu tú nhất của trí thức Pháp mà lại xuất thân từ một dân tộc bị chà đạp, khinh bỉ. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Légendes des terres sereines – Huyền truyện miền thanh lãng


Thụy Khuê

Với chủ đích giới thiệu cái hay, cái đẹp trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung với thế giới bên ngoài, Phạm Duy Khiêm, trong Légendes des terres sereines – Huyền truyện miền thanh lãng, bằng tiếng Pháp, sáng tác lại ba mươi truyện rút từ cổ tích hoặc các giai thoại văn hóa Việt Nam và Trung Hoa: Trương Chi, Khuất Nguyên, Con gái Ngọc Hoàng, Bóng người và người xa vắng, Quan Âm Thị Kính, Người thợ may và ông quan, Hòn Vọng Phu, Từ Thức, Ngân Hà, Sự tích con muỗi, Tú Uyên, Rùa vàng, Giấc mộng Nam Kha, Mỵ Châu Trọng Thủy, Anh có lý, Cờ tiên, Anh em và bè bạn, Trang Tử khóc vợ, Chử Đồng Tử và Tiên Dung, Hai hộp trà, Nhị Khanh, Cái bình đánh cắp, Rủ nhau cùng chết, Sự tích con dã tràng, Người đầu bếp và con cá, Sự tích Nguyễn Kỳ, Truyện Hứa Do, Đứa con của người chết, Trầu cau, Cơi trầu của bà tôi. Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Vị Thế Một Người – La place d’un homme


Thụy Khuê

Phạm Duy Khiêm là một nhân tài mà định mệnh, nhân cách và văn chương gắn bó mật thiết với nhau: suốt đời cô đơn và bị hiểu lầm nhưng ông vẫn mặc nhiên hành động theo những suy nghĩ, lựa chọn của riêng mình, bất chấp dư luận thán phục hay phản đối. Đối với gia đình, ông là người anh cả lạnh lùng và nghiêm khắc. Nhạc sĩ Phạm Duy nhớ lại trong Hồi ký: “Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần…” Và khi người anh thực thụ thay cha làm chủ gia đình, Phạm Duy nhớ lại hồi 14 tuổi: “Bây giờ sống chung với người anh, tôi không được đánh đàn. Muốn đàn ca phải chờ khi anh ấy vắng nhà. Có lần quá cao hứng nên không đề cao cảnh giác, người anh chợt về, giật cái đàn mandoline vứt xuống đất và thân tặng nhạc sĩ mầm non một trận đòn. Một lần khác, vào mùa hè, tôi đang nằm trên nền nhà đá hoa để hưởng cái mát dịu, anh Khiêm ở đâu về, sồng sộc tới chỗ tôi nằm, nắm cổ lôi dậy, phạt tôi quỳ trước sự ngạc nhiên của mẹ tôi: Ai cho mày nằm dưới đất? Quỳ xuống đó!” (Hồi ký Phạm Duy, Thời thơ ấu – Vào đời, trang 129) Tiếp tục đọc

Phạm Duy Khiêm – Tiểu Sử (1908-1974)


Thụy Khuê

Trong số rất ít nhà văn gốc Việt viết tiếng Pháp, hai khuôn mặt nổi trội: Phạm Duy Khiêm và Nguyễn Tiến Lãng. Cả hai đều sinh trưởng trong những năm đầu thế kỷ XX và đã sống qua hai giai đoạn lịch sử: thời nước Việt còn bị trị, mang tên An Nam, xuất phát từ An Nam đô hộ phủ, do vua Cao Tông nhà Đường đặt cho nước ta từ năm 679 dưới ách đô hộ của nhà Đường. Người Pháp dùng lại tên An Nam là muốn xác định dấu ấn nô lệ trên cái tên nước, đồng thời họ gọi người Việt là annamite, một cách hạ thấp nhân phẩm kẻ bị trị thêm một lần nữa. Giai đoạn thứ nhì, nước Việt độc lập, lấy lại tên cũ Việt Nam do vua Gia Long đặt sau khi thống nhất đất nước. Và người Việt trong tiếng Pháp trở thành vietnamien, một danh từ bình đẳng hơn. Với chữ vietnamien, dân Việt mất dấu ấn đô hộ, trở thành một dân tộc bình thường như tất cả các dân tộc khác. Tựu trung, hai thời kỳ lịch sử có thể tóm gọn lại trong hai chữ: An Nam – Việt Nam, annamite và vietnamien. Tiếp tục đọc

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ


Phạm Thảo Nguyên

Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Lý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết “Lịch sử Lý Toét…”, Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau: Tiếp tục đọc